Các nhà khoa học tin rằng người dân ở vùng trung du Mexico đã sản sinh ra loại ngũ cốc này từ cây cỏ dại teosinte từ 10.000 năm trước. Các nhà khoa học nhận thấy có thể phân biệt chất microliths trong cây cỏ dại teosinte với thành phần trong ngô và các loại cỏ khác, từ đó cho phép họ xác định niên đại và vị trí của họat động canh tác thời kì đầu.
Ngô và các họ hàng thân cỏ sản xuất rất nhiều hạt tinh bột với các đặc điểm hình thái đặc trưng. Ngô có nhiều tinh bột hơn họ hàng teosinte mọc dại của nó, hạt ngô cũng lớn hơn nhiều hạt của cây dại.
Chất dinh dưỡng nổi bật trong hạt bắp Nước chiếm 114g trong tổng cộng trọng lượng. Ngoài thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất là nước, ngô còn chứa hàm lượng carbonhydrates cao, và cộng thêm chất đạm protein. Trong một hạt ngô, có 2g chất béo, 41g carbohydrate, 5g chất xơ và 5g protein.
• Chất đạm protein
Thành phần protein trong ngô cũng có glutelin, globulin như gạo. Tuy nhiên, protein chính của ngô lại là zein, zein là một prolamin gần như không có lysin và trytophan.
• Chất béo
Các chất béo trong ngô có xu hướng là chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, bao gồm 29.5 mg axit béo omega 3 và 961 mg axit béo omega 6. So với gạo, hàm lượng chất béo trong hạt bắp cao gấp 4 lần. Axit béo không no có trong hạt ngô cũng góp phần giảm cholestreron trong máu.
• Carbonhydrate
Tinh bột là thành phần chính tìm thấy trong bắp, chiếm 28-80% trọng lượng khô. Ngô đường (bắp ngọt) chứa tinh bột đặc biệt thấp (28%) có hàm lượng cao hơn đường (18%), hầu hết trong số đó là sucrose. Mặc dù hàm lượng đường trong ngô đường, không phải là một loại thực phẩm cao glycemic và xếp hạng thấp hoặc trung bình về chỉ số glycemic. Vì vậy, ngô không gây đột biến lượng đường trong máu quá nghiêm trọng.
• Chất xơ
Một túi bỏng ngô trung bình (112 g) trong rạp chiếu phim có chứa khoảng 16 gam chất xơ, khối lượng này chiếm 42% và 64% lượng chất xơ tương ứng cần thiết mỗi ngày cho nam và nữ. Hàm lượng chất xơ của các loại ngô khác nhau, nhưng nhìn chung chất xơ chiếm khoảng 9-15%. Chất xơ chủ yêu trong ngô là chất xơ không hòa tan, như hemicellulose, cellulose và lignin.
• Vitamin B9
Ngô có lượng folate khá cao. Folate là dạng có trong tự nhiên của vitamin B9. Cụ thể, trong một chén hạt ngô có chứa 75.4 mcg hay 19% hàm lượng đã được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tiêu dùng hàng ngày.
Giải mã những hiểu lầm thường gặp về hạt bắp
• Bắp chứa quá nhiều đường
Hạt bắp được xem là ngọt so với các loại rau củ quả. Tuy nhiên, trong mỗi hạt bắp có kích cỡ trung bình, đường chỉ chiếm 6g. Một hạt bắp có chứa hàm lượng đường ít hơn một nửa so với chuối, và chỉ bằng một phần ba hàm lượng đường có trong một quả táo. Thậm chí củ cải còn có nhiều đường hơn bắp.
• Tiêu thụ nhiều bắp làm tăng cân
Đây là hệ quả hệ quả không cần phải bàn cãi nếu bạn chế biến ngô cùng với bơ hoặc những nguyên liệu giàu calorie khác. Thế nhưng, trong mỗi hạt bắp chỉ chứa 100 calories, tương đương với một quả táo. Hơn nữa, nhờ thành phần chứa hàm lượng cao chất xơ, bắp ngọt sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, giảm thiểu tình trạng ăn quá mức cần thiết dẫn đến tăng cân.
• Chế biến bắp ngọt làm mất chất dinh dưỡng
Thực tế, việc chế biến giúp kích hoạt tăng cường lợi ích của hạt bắp. Trong một nghiên cứu của Đại học Cornell, các chuyên gia đã tìm ra rằng khi hạt bắp mất đi lượng vitamin C trong quá trình nấu nướng, các hoạt động chống oxi hoá lại tăng lên đáng kể. Các kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy khi bạn tiêu thụ những loại thức ăn có chất chống ôxi hoá, rủi ro các bệnh tim mạch cũng như bệnh mất trí nhớ Alzheimier và một số vấn đề sức khoẻ liên quan đến lão hoá khác cũng sẽ được đẩy lùi. Hạt bắp sau khi được nấu chín cũng chứa hàm lượng đáng kể axit ferulic, một loại hợp chất góp phần ngăn ngừa ung thư.
Tác dụng tăng cường sức khoẻ từ hạt bắp ngọt lành
• Hỗ trợ cải thiện hệ tim mạch
Hàm lượng cao folate trong bắp ngọt giúp giảm thiểu nồng độ axit amin có trong mạch máu của cơ thể, vì nồng độ axit amin cao sẽ gây ra các vấn đề trong thành mạch máu. Hơn nữa, dầu bắp cũng là nguồn dồi dào axit béo, từ đó cho phép axit béo omega 3 loại bỏ các cholesterol xấu có thể gây tổn hại đến cơ thể.
• Bảo vệ lá phổi
Trong hạt ngô có chứa hoá chất thực vật phytochemicals, tuy đây không phải là
thành phần dinh dưỡng trong cơ thể nhưng nó có lợi ích riêng biệt. Hoạt chất đặc trưng của phytochemicals trong ngô là beta – cryptoxanthin, sau khi cơ thể hấp thụ sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Quá trình này sẽ hỗ trợ việc ngăn ngừa và làm suy yếu sự phát triển của bệnh ung thư phổi và các biến chứng của bệnh.
• Cải thiện tình trạng thiếu máu
Khi cơ thể bạn bị tụt giảm hàm lượng vitamin B12, chất sắt và axit folic cũng chính là lúc bạn mắc phải tình trạng thiếu máu. Trong hạt bắp vừa chứa một lượng đáng kể chất sắt – khoáng chất cần thiết để tạo nên tế bào hồng cầu mới, vừa chứa axit folic ngăn ngừa thiếu máu. Trong thực tế, tiêu thụ bỏng ngô có thể làm tăng lượng hồng cầu lên đến 50% trong 1 tháng.
• Giảm Cholesteron
Hạt bắp còn có thể trở thành nguồn cung cấp dồi dào các chất vitamin C, carotenoid và bioflavonoid trong bắp giữ trái tim bạn khỏe mạnh bằng cách kiểm soát mức cholesterol và kích thích lưu thông máu. Bắp có khả năng làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong cơ thể.
• Tăng cường sức khoẻ cho đôi mắt tinh anh
Ngô ngọt giàu lutein và zeaxanthin có lợi cho đôi mắt. Zeaxanthin là một chất màu có trong ngô ngọt, sắc tố này giúp bảo vệ mắt khỏi các nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Bên cạnh đó, ngô ngọt rất giàu betacarotene và folate, hai chất này có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về mắt.
Có thể thấy, hạt bắp bé nhỏ nhưng lại vô cùng tốt cho sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể mỗi ngày. Nên ngoài cách bổ sung bắp vào thực đơn dinh dưỡng, bạn cũng có thể sử dụng Nước Yến Sữa Bắp Bí Đỏ, với kết hợp đột phá từ Yến sào dinh dưỡng cùng Sữa Bắp, Bí Đỏ.
Không chỉ giàu Vitamin mà còn bổ sung tới 18 loại acid amin và các khoáng chất đa vi lượng từ thiên nhiên. Không chỉ hỗ trợ giảm cân, tốt cho vóc dáng mà còn chăm sóc làn da và hệ miễn dịch cơ thể từ thiên nhiên với Yến Sào.
Sản phẩm đạt hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất khi sử dụng đều đặn từ 2-3 chai mỗi ngày.